Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

THI BẰNG LÁI XE Ô TÔ

Để đảm bảo chất lượng đào tạo lái xe cũng như chất lượng học tập của mỗi học viên khi ra trường không những có được Giấy Phép Lái Xe mà còn có được cả những kỹ năng lái xe hoàn chỉnh và kinh nghiệm lái xe trong mọi địa hình. Trung Tâm đã có ưu sách riêng mà không phải Trung Tâm dạy lái xe nào cũng có được.
 Sau khi nhập học, học viên chỉ cần xuất trình thẻ là được tham gia các buổi học:
         1. Pháp luật giao thông đường bộ (lý thuyết).
         2. Cấu tạo và sửa chữa thông thường.
         3. Nghiệp vụ vận tải.
         4. Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông.
         5. Kỹ thuật lái xe.
         6. Thực hành (học thực hành với 1 thầy/ 1 học viên/ 1 xe).
  * Lý thuyết (Pháp luật giao thông đường bộ):
 Học viên được cấp tài liệu học lái xe ô tô bao gồm: sách học luật giao thông và phần mềm chương trình sát hạch lý thuyết trên máy tính. Dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của Giáo viên, Học viên có thể học trên máy tính tại phòng học lý thuyết luật Giao Thông Đường Bộ của Trung Tâm hoặc có thể tự học ở nhà.
   * Thực hành
Sau khi đăng ký học, học viên sẽ được cấp 01 thẻ học viên. Thẻ này có giá trị học thực hành , học 1 thầy/1 học viên/1 xe.(Trong quá trình học tập, học viên không phải đóng thêm bất kỳ khoản tiền nào).
   * Thời gian và địa điểm học tập:
   - Thời gian đào tạo: 86 ngày.
   - Thời gian học: các ngày trong tuần (kể cả Thứ 7, Chủ nhật, Ngày lễ,.)
   - Địa điểm học các môn: Học Pháp luật giao thông đường bộ, Cấu tạo và sửa chữa thông thường, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông, Kỹ thuật lái xe (học tại trung tâm), Thực hành (học viên tự lựa chọn ngày học nếu có nhu cầu).
 Học viên  mang theo thẻ tập trung tại 55A Nguyễn Khang - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội. Học viên nhận Giáo Viên và xe, Giáo viên và xe của Trung tâm sẽ đưa Học viên đến sân tập lái của Trung tâm để học, buổi trưa học viên ăn, nghỉ tại Trung tâm (Học viên tự túc ăn trưa tại căng tin của Trung tâm).
   * Thi chứng chỉ và sát hạch
  a) Thi chứng chỉ:
 Sau thời gian khai giảng 86 ngày, Trung Tâm tổ chức thi cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho học viên. Kỳ thi này do trung tâm tổ chức thi
Phần thi gồm:  + Lý thuyết (Pháp luật Giao Thông Đường Bộ)
                       + Thực hành lái xe trên sa hình
b) Thi sát hạch:
 Sau khi thi chứng chỉ đạt, Học viên được tham gia kỳ thi sát hạch cấp Giấy Phép Lái Xe ô tô do Sở Giao Thông Vận Tải Hà Nội tổ chức thi (thi tại Trung Tâm).
Phần thi gồm:    + Lý thuyết (Pháp luật Giao Thông Đường Bộ)
                             + Thực hành lái xe trên sa hình
                             + Sát hạch trên đường trường.


   * Quyền lợi của học viên:
 Trong quá trình tham gia khóa học nếu vì lý do công việc, sức khỏe mà không tiếp tục theo học được. Học viên sẽ được bảo lưu sang các khóa tiếp theo
   * Thủ tục nhập học:
 6 ảnh 3x4 (áo somi có cổ, không đeo kính) + 01 bản CMT photo
*** Hồ sơ và thủ tục nhập học trung tâm hỗ trợ tư vấn miễn phí ***
*** Học viên đi học ngay sau khi đăng ký khoá học lái xe ***
*** Học viên học và  thi chứng chỉ, thi sát hạch lái xe tại trung tâm ***

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

NÂNG HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE TẠI Ở TPHCM

Điều kiện, thủ tục và học phí nâng hạng giấy phép lái xe

Bạn là lái xe muốn học để nâng hạng giấy phép lái xe thì điều bạn quan tâm chắc chắn là điều kiện, thủ tục và học phí nâng bằng lái xe từ hạng B2 lên C, từ B2 lên D hoặc từ B2 lên FC. Gọi Ms THẢO
0966244499 để được hỗ trợ tư vấn và ghi danh miễn phí nhé.
NÂNG HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE TẠI CÁC QUẬN Ở TPHCM

1. Bạn đang cần một trong các nhu cầu sau:

Nâng bằng B2 lên C
Nâng bằng B2 lên D
Nâng bằng C lên D
Nâng bằng C lên E
Nâng bằng C lên FC
Nâng hạng giấy phép lái xe giờ đây đã rất phổ biến, để đáp ứng nhu cầu nâng hạng lái xe Ô tô không ngừng gia tăng. Trung tâm dạy lái xe TRƯỜNG AN đã tăng cường thêm đội ngũ giáo viên dạy lái xe cũng như cơ sở vật chất. Tại thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi có nhiều sân để học viên có thể chọn lựa thuận tiện cho việc đi lại của mình, cũng như sắp xếp thời gian linh hoạt theo lịch của từng học viên.
2. Vì sao bạn nên chọn trung tâm TRƯỜNG AN

* Sau đây là những điều bạn cần biết về trung tâm
1.     Tại Tp.Hồ Chí Minh trung tâm TRƯỜNG AN là một trong những trung tâm đào tạo lái xe lớn nhất, uy tín và chuyên nghiệp
2.     Chúng tôi có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình, luôn giải đáp, chia sẽ những thăc mắc với học viên
3.     Ký kết hợp đồng rõ ràng về quền lợi của hai bên, học phí trọn gói không phát sinh bất cứ khoản nào trong quá trình học
4.     Cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi
Vì bạn đã sở hữu bằng lái xe nên thủ tục nâng dấu lái xe Ô tô đơn giản hơn nhiều so với thi bằng lái xe. Khi nâng bằng lái xe một số thủ tục đã được lược bỏ do bạn đã thi và có bằng trước đó.
Nâng hạng giấy phép lái xe
Địa chỉ nâng dấu bằng lái xe Ô tô các hạng B2, C, D, E
3. Điều kiện, thủ tục nâng hạng giấy phép lái xe là gì?

Bạn cần có giấy chứng khám sức khỏe của bộ Y Tế
Có giấy xác nhận số Km lái xe an toàn như quy định
10 tấm hình 3x4 phông nền màu xanh đậm
2 bản sao CMND ( không cần công chứng)
1 bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (bằng tốt nghiệp cấp 2 có sao y, công chứng)
4. Nâng dấu hạng giấy phép lái xe có 2 trường hợp như sau:

a. Trường hợp 1: Nâng lên 1 dấu: từ nâng hạng B2 lên C; nâng hạng C lên D hoặc nâng hạng C lên FC
 Đủ 3 năm lái xe an toàn
Trên 21 tuổi đối với nâng lên hạng C, trên 24 tuổi đối với hạng D và 27 tuổi đối với nâng lên hạng E
b. Trường hợp 2: Nâng lên 2 dấu: nâng hạng B2 lên D; nâng hạng C lên E
Đủ 5 năm lái xe an toàn
Trên 24 tuổi nếu nâng từ hạng B lên hạng D và trên 27 tuổi nếu nâng từ hạng C lên hạng E
Trên đây là hướng dẫn cơ bản nhất về thủ tục để bạn có thể nâng hạng giấy phép lái xe ô tô của mình, đáp ứng nhu cầu có thể vận hành nhiều xe hơn hoặc vận hành xe có trọng tải lớn.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

CHI TIẾT 11 BÀI THỰC HÀNH SA HÌNH 2017

Theo thông tư số 58/2015/TT – BGTVT đã ban hành thì bắt đầu từ ngày 01/04/2016 sẽ áp dụng thêm phần thi mới vào quy trình sát hạch lái xe ô tô hạng B1, B2 và C bài thi ” Ghép Xe Vào Nơi Đỗ Theo Chiều Ngang ” ( Ghép Song Song ). Bài thi này từ trước tới nay chỉ áp dụng cho sát hạch lái xe hạng D và E. Theo quy trình thi sát hạch lái xe mới có thêm 1 bài thi sát hạch nữa là 11 thực hành sa hình thi giấy phép lái xe ô tô B1, B2 và xe tải hạng C theo sắp xếp sau.
 Lý thuyết sát hạch lái xe cũng có nhiều thay đổi mà trong khi trên Internet có nhiều website chưa cập nhập những thay đổi này – Nhất Phog đã xây dựng thành công phần mềm luyện thi sát hạch lái xe mới nhất 2016 của bộ GTVT ban hành mọi người tham khảo bên dưới:!
1> 450 câu hỏi thi sát hạch lái xe mới nhất & 2> 15 bộ đề thi sát hạch lái xe (khi thi sẽ chọn ngẫu nhiên 1 đề trong này)

CHI TIẾT 11 BÀI THỰC HÀNH SA HÌNH 2016


Bài 1. Bài Thi Xuất phát – 11 bài sa hình mới nhất Quy Trình Thực Hiện 1. Thí sinh lên xe sát hạch đã chọn, thắt dây an toàn sau đó lái xe đến trước vạch xuất phát để chờ hiện lệnh xuất phát. 2. Khi có lệnh bắt đầu thi ( đèn xanh trên xe bật sáng, loa thông báo xuất phát ) thí sinh bật xi nhan trái lái xe vượt qua vạch xuất phát. 3. Tắt đèn xi nhan trái ở khoảng cách 5 mét sau vạch xuất phát, khi đó trên xe có tiếng ” tút “. 4. Tiếp tục lái xe đến với bài thi sát hạch sa hình tiếp theo.
Các Yêu Cầu của Bài thi: 1. Thắt dây an toàn trước khi xuất phát ( nếu không thắt dây an toan sẽ bị trừ 5 điểm ). 2. Khởi hành nhẹ nhàng, xe không bị run giật trong khoảng thời gian 20 giây. 3. Bật đèn xi nhan trái trước khi xuất phát ( nếu không bật xi nhan trái bị trừ 5 điểm ). 4. Tắt xi nhan trái sau vạch xuất phát 5 mét ( không tắt xi nhan trái bị trừ 5 điểm ). 5. Giữ động cơ hoạt động liên tục ( trừ 5 điểm cho mỗi lần xe bị chết máy ). 6. Giữ tốc độ động cơ ( vòng tua ) không quá 4000 vòng/phút. 7. Giữ tốc độ xe chạy không quá 24 km/h đối với hạng B và D. Tốc độ không quá 20 km/h đối với hạng C và E. 8. Lái xe an toàn theo quy tắc giao thông.

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH 11 BÀI SA HÌNH

Bài 2. Bài thi dừng xe nhường đường cho người đi bộ
Quy Trình Thực Hiện:
1. Thí sinh dừng xe trước vạch dừng không quá 500mm.
2. Sau khi dừng xe chuẩn trước vạch dừng, thí sinh lái xe tiếp tục đến bài thi sát hạch sa hình số 3 ” dừng xe và khởi hành ngang dốc “.

Các Yêu Cầu của Bài thi:
1. Thí sinh dừng xe cách vạch dừng theo đúng quy định không quá 500mm.
2. Giữ cho động cơ xe hoạt động liên tục không được chết máy.
3. Giữ cho tốc độ động cơ ( vòng tua máy ) không vượt quá 4000 vòng/phút.
4. Giữ tốc độ xe không quá 24 km/h.
5. Lái xe an toàn theo quy tắc giao thông.

Bài 3. Bài thi dừng xe và khởi hành ngang dốc
Quy Trình Thực Hiện:
1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch dừng không quá 500mm.
2. Khởi hành lên dốc nhẹ nhàng, xe không bị chết máy, không bị tụt dốc, bảo đảm thời gian quy định.
3. Lái xe đến bài sát hạch tiếp theo.

Các Yêu Cầu của Bài thi:
1. Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500mm.
2. Khởi hành xe êm dịu, không bị tụt dốc quá 500mm.
3. Xe qua vị trí dừng trong khoảng thời gian 30 giây.
4. Giữ động cơ hoạt động liên tục.
5. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút.
6. Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ.
7. Tốc độ xe chạy không quá 24 km/h.

Bài 4. Bài thi qua vệt bánh xe và đường vuông góc
Quy Trình Thực Hiện:
1. Thí sinh lái xe để bánh xe trước và bánh xe sau bên lái phụ qua vùng giới hạn của hình vệt bánh xe.
2. Tiếp tục lái xe qua đường vòng vuông góc trong vùng giới hạn của hình sát hạch trong thời gian 2 phút.
3. Lái xe qua vạch kết thúc bài sát hạch và đến bài sát hạch sa hình số 5.

Các Yêu Cầu của Bài thi:
1. Lái xe đi đúng hình quy định của hạng xe sát hạch.
2. Bánh xe trước và bánh xe sau bên lái phụ qua vùng giới hạn của hình vệt bánh xe.
3. Bánh xe không đè vào cạch giới hạn hình sát hạch.
4. Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 2 phút.
5. Luôn giữ cho động cơ hoạt động liên tục.
6. Giữ tốc độ động cơ ( vòng tua ) không quá 4000 vòng/phút.
7. Tốc độ xe chạy không quá 24 km/h.

Bài 5. Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.
Quy Trình Thực Hiện:

1. Chấp hành theo tín hiệu đèn điều khiển giao thông :
– Đèn tín hiệu màu đỏ phải dừng lại.
– Đèn tín hiệu màu xanh hoặc vàng được phép đi.

2. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch dừng không quá 500mm.
3. Bật đèn xi nhan trái khi qua ngã tư rẽ trái.
4. Bật đèn xi nhan phải khi qua ngã tư rẽ phải.
5. Lái xe qua ngã tư trong thời gian quy định.
6. Lái xe qua ngã tư không vi phạm vạch kẻ đường.
7. Lái xe đến bài sát hạch tiếp theo.

Các Yêu Cầu của Bài thi:

1. Chấp hành theo tín hiệu đèn điều khiển giao thông.
2. Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500mm.
3. Bật đèn xi nhan trái khi rẽ trái.
4. Bật đèn xi nhan phải khi rẽ phải.
5. Xe qua ngã tư trong thời gian 20 giây.
6. Lái xe qua ngã tư không vi phạm quy tắc giao thông.
7. giữ động cơ hoạt động liên tục.
8. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút.
9. Tốc độ xe chạy không quá 24 km/h.

Bài 6. Qua đường vòng quanh co.
Quy Trình Thực Hiện:
1. Lái xe qua đường vòng quanh co trong vùng giới hạn của hình sát hạch trong thời gian 2 phút.
2. Lái xe qua vạch kết thúc bài sát hạch và đến bài sát hạch tiếp theo.

Các Yêu Cầu của Bài thi:
1. Đi đúng hình quy định của hạng xe sát hạch.
2. Bánh xe không đè vào vạch giới hạn hình sát hạch.
3. Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 2 phút.
4. Giữ động cơ hoạt động liên tục.
5. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút.
6. Tốc độ xe chạy không quá 24 km/h.

Bài 7. Ghép xe dọc vào nơi đỗ.
Quy Trình Thực Hiện:
1. Lái xe tiến vào khoảng khống chế để lùi xe vào nơi ghép xe dọc .
2. Lùi xe để ghép vào nơi đỗ.
3. Dừng xe ở vị trí đỗ quy định.
4. Lái xe qua vạch kết thúc bài thi và đến bài thi sát hạch tiếp theo.

Các Yêu Cầu của Bài thi:
1. Đi đúng hình quy định của hạng xe sát hạch.
2. Bánh xe không đè vào vạch giới hạn hình sát hạch.
3. Giữ động cơ hoạt động liên tục.
4. Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 2 phút.
5. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút.
6. Tốc độ xe chạy không quá 24km/h.

Bài 8. Ghép xe ngang vào nơi đỗ.

Quy Trình Thực Hiện:
1. Lái xe tiến vào khoảng khống chế để lùi xe vào nơi ghép xe ngang .
2. Lùi xe để ghép vào nơi đỗ.
3. Dừng xe ở vị trí đỗ quy định.
4. Lái xe qua vạch kết thúc bài thi và đến bài thi sát hạch tiếp theo.

Các Yêu Cầu của Bài thi:

1. Đi đúng hình quy định của hạng xe sát hạch.
2. Bánh xe không đè vào vạch giới hạn hình sát hạch.
3. Giữ động cơ hoạt động liên tục.
4. Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 2 phút.
5. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút.
6. Tốc độ xe chạy không quá 24km/h.

Bài 9. Tạm dừng ở chổ có đường sắt chạy qua.
Quy Trình Thực Hiện:
1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch dừng không quá 500mm.
2. Lái xe đến bài sát hạch tiếp theo.

Các Yêu Cầu của Bài thi:

1. Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500mm.
2. Giữ động cơ hoạt động liên tục.
3. Giữu tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút.
4. Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ.
5. Tốc độ xe chạy không quá 24 km/h.

Bài 10. Thay đổi số trên đường thẳng.

Quy Trình Thực Hiện:
1. Trên quãng đường 25m kể từ khi bắt đầu vào bài sát hạch, phải thay đổi số và tốc độ như sau :
a) Đối với xe hạng B : từ số 1 lên số 2 và trên 24 km/h.
b) Đối với xe hạng D : từ số 1 lên số 2 và trên 24 km/h.
c) Đối với xe hạng C,E : từ số 2 lên số 3 và trên 20 km/h.

2. Trên quãng đường 25m còn lại của bài sát hạch phải thay đổi số và tốc độ ngược lại.
3. Lái xe đến bài sát hạch tiếp theo.

Các Yêu Cầu của Bài thi:

1. Trên quãng đường 25m kể từ khi bắt đầu vào bài sát hạch phải thay đổi số và tốc độ như sau :
a) Đối với xe hạng B : từ số 1 lên số 2 và trên 24 km/h.
b) Đối với xe hạng D : từ số 1 lên số 2 và trên 24 km/h.
c) Đối với xe hạng C,E : từ số 2 lên số 3 và trên 20 km/h.

2. Trên quãng đường 25m còn lại của bài sát hạch phải thay đổi số và tốc độ ngược lại.
3. Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 2 phút.
4. Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ.
5. Giữ động cơ hoạt động liên tục.
6. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút.

Bài 11. Kết thúc của 11 bài thực hành sa hình 2016.
Quy Trình Thực Hiện:
1. Bật đèn xi nhan phải khi xe qua vạch kết thúc.
2. Lái xe qua vạch kết thúc và dừng xe.

Các Yêu Cầu của Bài thi:
1. Bật đèn xi nhan phải khi xe qua vạch kết thúc.
2. Lái xe qua vạch kết thúc.
3. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút.
4. Giữ động cơ hoạt động liên tục.
5. Tốc độ xe chạy không quá 24 km/h đối với hạng B,D . Tốc độ xe chạy không quá 20 km/h đối với hạng C,E.
– Bài 1. Bài Thi Xuất phát.
– Bài 2. Bài thi dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
– Bài 3. Bài thi dừng xe và khởi hành ngang dốc
– Bài 4. Bài thi qua vệt bánh xe và đường vuông góc.
– Bài 5. Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.
– Bài 6. Qua đường vòng quanh co.
– Bài 7. Ghép xe dọc vào nơi đỗ.
– Bài 8. Ghép xe ngang vào nơi đỗ.
– Bài 9. Tạm dừng ở chổ có đường sắt chạy qua.
– Bài 10. Thay đổi số trên đường thẳng.
– Bài 11. Kết thúc.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Mất Bằng Lái Xe ĐỔI BẰNG LÁI XE

Mất Bằng Lái Xe
ĐỔI BẰNG LÁI XE

Xin cấp lại giấy phép lái xe bị mất như thế nào?
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, người bị mất có thể tới một trong các điểm cấp giấy phép lái xe để làm thủ tục cấp lại.

1. Trường hợp mất giấy phép lái xe

a) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

b) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

c) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

d) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

đ) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

e) Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

2. Trường hợp mất hồ sơ gốc

Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.

Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đa cấp giấy phép lái xe), gồm:

a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy, phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này;

b) Bản sao chụp giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân.

Cơ quan cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc.

Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại (phục hồi), được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới. Khi cấp lại giấy phép lái xe, cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ (nếu có).
Xin cap lai giay phep lai xe bi mat nhu the nao? hinh anh 1

3. Trường hợp giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

a) Quá từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kề từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

b) Quá từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:

– Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định;

– Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu còn);

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe bạn mang theo giấy chứng minh nhân dân để đối chiếu.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

KỸ THUẬT LÁI XE SỐ TỰ ĐỘNG


Các bạn, lái đúng kỹ thuật, đúng luật là cần nhưng chưa đủ. Anh em OF chúng ta có chung đam mê lái xe vì vậy Lái sao cho đẹp lại là phần không thể thiếu.

Tôi đã viết hoàn chỉnh kỹ thuật lái cho cả xe số sàn và xe có số tự động. Lần này tôi trích phần 2 dành cho xe có số tự động, đăng nhập góp vui cùng các bạn như là món quà nhân dịp “ Hội thi kỹ năng lái xe địa hình Việt Nam 2010”. Khả năng có hạn, chỉ có tấm lòng, thời gian bỏ ra để viết bài này không ít, nhưng không biết có ích gì cho các bạn? Mong các bạn châm chước mà nhẹ tay.

KỸ THUẬT LÁI XE SỐ TỰ ĐỘNG (AT)

Với xe AT, bạn không cần phải chú ý đến số nào nữa, chỉ việc đạp phanh chân, khởi động động cơ, chuyển cần số đến vị trí D khi muốn tiến, hoặc vị trí R khi muốn lùi, bật xi nhan xin đường, đạp nhẹ chân ga nhả phanh tay là lên đường. Với xe AT người lái chỉ dùng một chân phải để điểu khiển ga và phanh, chân trái được nghỉ hưu hoàn toàn trên vị trí bàn nghỉ chân mà hãng xe đã thiết kế sẵn.

Với xe có số tự động ( AT ), nếu chỉ đi trên đường tốt, không đèo dốc thì đúng là không có gì để nói nhiều về kỹ thuật lái, vì vậy tôi sẽ nói kỹ hơn về xe At trong phần kỹ thuật lái xe AT lên xuống đèo dốc. Các bạn xem phần tiếp theo nhé.


KỸ THUẬT LÁI XE AT LÊN, XUỐNG ĐÈO, DỐC

Thưa các bạn, là người cẩn thận vì thế mà tôi thường đọc kỹ hướng dẫn xử dụng để có thể hiểu thấu đáo đặc tính kỹ thuật cũng như những hướng dẫn kỹ thuật của hãng sản xuất xe. Với vốn “kiến thức đọc” đó cộng với những kinh nghiệm mà tôi tích lũy được khi chinh chiến mọi nẻo đường nhiều năm nay, mỗi năm lái không dưới 50.000km, hôm nay tôi viết vài dòng tâm huyết gửi tới góp vui cùng các bạn.

Trước khi nói về kỹ thuật lái xe lên xuống đèo, dốc tôi xin nói vài điều về xe có số tự động (AT). Bất cứ xe AT nào dù có bao nhiêu số cũng đều giống nhau về cơ bản khi vận hành. Vị trí của cần số xe AT cũng đều có P, R, N, D và một vài vị trí được đánh đấu bằng con số …4, 3,2,L… Chính vì đặc điểm chung đó của hộp số xe AT mà cách vận hành xe AT cũng giống nhau về cơ bản, có chăng chỉ khác nhau ở việc một số loại xe được thiết kế thêm chức năng tinh tế hơn, nâng cao hơn, thí dụ như chức năng lái thể thao, chuyển số bán tự động, như thêm tính năng bổ trợ khi xe lên xuống dốc, chức năng khởi động và vào ngay số 2 khi cần khởi động lại xe trên đường bùn, cát, trơn trượt, chức năng nâng hạ gầm…

1. KỸ THUẬT LÁI XE AT LÊN DỐC.

Khi lái xe AT lên dốc các bạn chỉ cần làm mỗi một việc là để cần số ở vị trí D là xong, cứ thế mà lái, không phải chuyển gì nữa cả. Tùy tốc độ thực tế của xe mà hộp số tự động sẽ chuyển tới số thích hợp. Một số bạn đã hiểu chưa đúng hộp số tự động nên khi lên dốc đã chuyển cần số về vị trí 3, 2, hoặc L là không cần thiết. Nhà sản xuất xe AT đã khuyến cáo người lái xe là không nên và không cần thiết phải chuyển vị trí cần số nhiều – việc này hãy để hộp số tự động làm, bản thân chữ Tự động đã nói lên tất cả. Các vị trí số được đánh dấu bằng số chỉ dùng khi cần phanh động cơ – hãm bớt quán tính của xe bằng lực cản của động cơ khi xe được cài số thấp.

Nếu xe đang lên dốc mà bạn cần tạm dừng lại: Bật xi nhan xin đường, lái xe vào lề đường, nhả ga, đạp phanh chân, kéo phanh tay ( hoặc phanh chân trái tùy loại xe được thiết kế khác nhau cho phanh bổ trợ). Nếu chỉ tạm dừng xe trong giây lát thì thao tác như thế là đủ. Khi cần đi tiếp thì bạn chỉ nhả phanh chân, nhanh chóng chuyển chân phải sang ga, nhớm ga cho xe chuyển bánh rồi lập tức hạ phanh tay. Tuyệt đối không hạ phanh tay trước khi nhớm ga để xe chuyển bánh. Nếu ta hạ phanh tay xuống trong khi chân phanh đang chuyển sang chân ga thì xe bị mất phanh vì thế mà có thể gây áp lực quá lớn tới hộp số làm giảm tuổi thọ của hộp số.

Trường hợp bạn muốn đỗ xe lại khi đang lên dốc: Bật xi nhan xin đường, Lái xe về bên vệ đường, nhả ga, chuyển chân phải sang đạp phanh, khi xe dừng hẳn thì kéo phanh tay, chuyển cần số về vị trí P. Nếu dốc cao thì nên chèn bánh xe để giảm bớt áp lực lên hệ thống phanh và hộp số. Khi muốn đi tiếp mà cần phải khởi động lại xe thì: Đạp phanh chân, khởi động động cơ, bấm xi nhan xin đường, chuyển cần số đến vị trí D, nhả chân phanh, chuyển thật nhanh chân phải sang ga, nhớm ga nhẹ để xe chuyển bánh, hạ phanh tay, tiếp tục vi vu.

Nếu xe đang lên dốc mà bị chết máy: Bạn nhả chân ga, lái xe láng vào bên đường, chuyển chân phải sang đạp phanh, kéo phanh tay, khi xe đã dừng hẳn lại thì tay phải chuyển cần số về vị trí P sau đó mới khởi động lại động cơ. Nhớ là phải kéo phanh tay xong mới khởi động lại động cơ nhé. Tuyệt đối không để cần số ở vị trí N trong tình huống nêu trên, vì nếu bạn để cần số ở vị trí này thì xe không được phanh tốt, rất dễ trôi tụt xuống dốc.

Khi đang lên dốc mà gặp tình huống đường trơn, dầu là xe hiện đại có số AT, có hệ thống phanh hỗ trợ điện tử bạn cũng không nên tăng, giảm ga đột ngột, đặc biệt là ở những khúc Cua. Nếu là xe một cầu sau, tuy có hệ thống ABS hỗ trợ mà bạn đi ga không đều thì xe vẫn bị nguy cơ văng đuôi xe, xe có thể ngoáy đuôi sang hai bên đường. Lên dốc và đường trơn thì ta cũng không thể đi nhanh, khi xe đi chậm thì có thể hệ thống ABS cũng không kích hoạt hoặc không kịp phản ứng giúp bạn vượt khó. Kể cả xe 2 cầu, nếu ta tăng giảm ga và phanh đột ngột trên đường trơn thì xe vẫn có thể bị rơi vào nguy hiểm. Tuyệt đối không đánh lái quá lớn, quá nhanh, chỉ nên lựa nhẹ nhàng để hướng xe đi theo ý muốn. Hệ thống phanh điện tử chỉ là hỗ trợ người lái đúng kỹ thuật, dù có ABS hay hệ thống cân bằng điện tử thì xe vẫn cứ bị rơi vào tình trạng mất lái nếu người lái sai kỹ thuật cơ bản. Đi đêm lắm thế nào cũng có ngày gặp ma phải không các bạn?

Khi xe lên gần tới đỉnh dốc cao, ta nên giảm bớt chân ga để lường tình huống chưa biết rõ phía trước, khi đã thấy rõ phía sau của dốc thì ta lại cho xe lướt tiếp.

2. KỸ THUẬT LÁI XE AT XUỐNG ĐÈO, DỐC.

Dầu là xe số sàn hay số tự động thì khi xuống dốc ta cũng phải hết sức cẩn thận và luôn phải làm chủ tốc độ.

Xuống dốc là xe bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính. Xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ chủ động ( tốc độ của xe chạy khi ta đạp ga) của xe càng lớn thì quán tính của xe càng lớn. Chạy bằng số càng cao xuống dốc thì quán tính của xe cũng càng lớn. Xe chạy xuống dốc nhanh vượt ý muốn buộc ta phải phanh, phanh càng nhiều thì phanh càng nóng, càng chóng hỏng do má phanh bị mòn vẹt hoặc cháy đen bóng loáng. Có trường hợp do má phanh cũ mòn nhiều, chất lượng giảm đáng kể, hoặc má phanh dán bị lỗi chế tạo, khi xe bị phanh gấp đã bong cả má phanh rơi ra ngoài. Do những lý do trên mà khi ta lái xe xuống dốc, lái xe nên giảm tối đa dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết. Nếu ít phanh thì xe sẽ chạy nhanh quá, vậy ta cũng phải biết sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, việc này là hết sức cần thiết vì liên quan đến an toàn.

Một số người nói rằng: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tôi không tán thành với ý kiến đó. Vì sao vậy? Thực tế cho thấy là: rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Lại nữa: tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Nếu bạn nào đã từng đi miền núi nhiều thì sẽ dễ dàng thấy ngay điều đó, vì vậy nếu chỉ máy móc áp dụng kiểu “ lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó ” là không hợp lý, xa rời thực tế. Với cách đi cứng nhăc kỹ thuật như vậy làm mất đi tính thực tế và đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.

Theo tôi: Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con Dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tốc độ an toàn của xe khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu. Xuống dốc bằng ga là khi xuống dốc ta vẫn chủ yếu đi bằng ga chứ không phải để xe chạy theo quán tính. Trên tất cả các xe AT, ngoài các vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số. Về cơ bản: những vị trí được đánh dấu bằng số này ( …4,3,2, L) chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính của xe khi xuống dốc. Thí dụ: ở vị trí số đánh dấu bằng số 4, thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 4. Ở vị trí đánh dấu số 3 thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 3. Tương tự như vậy cho vị trí được đánh dấu bằng số 2…Dầu là xe có số Sàn hay số AT thì cũng phải sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Sự khác nhau của 2 dòng xe này chỉ ở chỗ: Xe số sàn thì phải đạp côn, đệm phanh rồi mới về số, còn xe AT thì chỉ đệm phanh rồi dùng tay phải gạt cần số về vị một trong các vị trí… 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc L. Thực tế lái qua nhiều năm thì tôi chưa bao giờ phải phanh động cơ ở vị trí số L dù phải xuống đèo dốc rất lớn. Khi ta lái xe số AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí được đánh số mà tôi nếu trên. Nếu gạt về vị trí được đánh số rồi mà xe vẫn lao theo quán tính, thì ta cần nhanh chóng đệm phanh và gạt cần số xuống vị trí đánh số thấp hơn. Xuống dốc đúng kỹ thuật là: Lái thế nào mà xe vẫn chủ yếu chạy bằng sự điều khiển chân ga của người lái. Người lái đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ một lần gạt cần số đến vị trí được đánh dấu bằng số là được khi đã nhìn thấy con dốc, ít khi phải chuyển hai lần. Nếu khi gạt cần số xuống vị trí được đánh số mà chưa đủ lực phanh động cơ thì xe vẫn trôi theo quán tính vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ.

Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe và làm cho người lái điều khiển xe không thể nào lả lướt được, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn. Nếu để cần số ở vị trí số quá cao thì xe sẽ chạy bằng quán tính quá lớn – phải phanh nhiều sẽ chóng hỏng phanh mà gây ra nguy hiểm, vì vậy mà phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển cần số xuống số thấp hơn.

Khi để cần số ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể lái xe xuống dốc an toàn và bay bướm, lả lướt ôm cua mà vẫn tuyệt đối an toàn, vẫn có thể làm chủ được tốc độ, vẫn có thể phanh lại khi cần, thậm chí dừng hẳn xe trong trường hợp cần thiết.

Để xe chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, đẩy người lái và hành khách trên xe vào tình trạng nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số ( phanh động cơ) cũng sai kỹ thuật, vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm xe khựng lại vì thế mà dễ toi hộp số. Đúng kỹ thuật là: Chỉ cần thấy dấu hiệu xe chạy theo quán tính quá lớn là phải ngay lập tức đệm phanh để giảm bớt tốc độ rồi nhanh chóng giảm số ngay – nhờ việc giảm số này mà xe được hãm bớt lại do lực cản của động cơ.

Một số người cho rằng không được phanh khi ôm cua. Tôi không tán thành quan điểm này. Nếu đang ôm cua mà gặp sự cố phía trước, tắc đường, lở núi, súc vật thả rông, oto hoặc xe máy ngược chiều lấn đường thì sẽ ra sao nếu không phanh xe? Nhiều khi không những phải phanh mà còn phải phanh để dừng xe lại ngay tại góc Cua. Nếu xe chạy nhanh quá thì tất nhiên là không thể phanh để dừng khẩn cấp – đây là lý do mà tôi khuyên các bạn đi đường miền núi nên cẩn thận, chạy tốc độ vừa phải để vẫn có thể làm chủ được tốc độ và hóa giải được tình huống khẩn cấp. Trước khi vào cua thì người lái đã phải giảm tốc độ, bắt đầu vào cua thì quay volang nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay volang, tránh quay volang quá nhiều làm xe lắc đuôi. Hết Cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái, tránh trả lái quá gấp mà làm xe lắc đuôi. Tuyệt đối không được thả để volang tự quay.

Khi vào Cua gập tay áo có độ xuống dốc lớn thì: ngoài việc giảm ga trước khi vào cua, chuyển cần số xuống vị trí số thấp để phanh động cơ, thì khi vào cua chân ga cũng nên thả lỏng ( không đạp ga). Vào Cua: Quay volang, để xe chạy theo quán tính ( nếu cần có thể đệm phanh nhẹ nhàng để giảm bớt tiếp tốc độ), chuẩn bị hết góc cua thì lại nhẹ nhàng đệm ga, trả lái. Cách lái xe đảm bảo an toàn khi đi đường đèo dốc là : không nên thay đổi tốc độ đột ngột quá lớn, không nên phanh gấp, nhưng trong trường hợp khẩn cấp vẫn có thể phanh để dừng được xe. Nếu vào Cua mà nghe tiếng bánh xe nghiến mặt đường rít lên là bạn đã đi quá tốc độ an toàn. Các bạn nhớ bóp còi cảnh báo trước và trong khi ôm cua nhé nếu như cua làm khuất tầm nhìn.

Lái xe đúng kỹ thuật thì đỡ phải sớm phải lên nóc tủ ăn chuối. Chuối ngon và bổ dưỡng nhưng có lẽ không ai muốn ăn trong tình trạng này.

Xuống dốc gặp đường trơn, bùn đất.

Khi lái xe xuống dốc mà gặp phải đường trơn, mặt đường có nhiều bùn đất thì bạn càng phải thận trọng cho dù xe của bạn có hiện đại đến đâu đi nữa. Gặp phải tình huống này, người lái nên cố gắng chạy xe ở tốc độ ổn định, không đánh lái gấp, không phanh gấp. Hãy lái xe ở tốc độ thấp nhất có thể ngay từ khoảng cách đủ xa tới nơi đường trơn, bùn đất. Tránh “nước đến chân mới nhảy”, xe đến sát nơi có bùn rồi mới phanh gấp. Nếu đường có nhiều vũng bùn nước thì càng phải cẩn thận: Cố gắng lái xe tránh các vũng nước, vì ta không thể ngờ được dưới vũng nước sẽ là cái gì, là một hố sâu, hay là một cục đá to…Sẽ là rất nguy hiểm khi lái xe qua một vũng nước ở tốc độ lớn, với tốc độ lớn xe dễ mất lái, mất cả phanh khi vượt qua vũng nước. Nguy hiểm còn cao hơn rất nhiều nếu một bên bánh xe chạy trên nền đường cứng, còn bên kia chạy trên vũng nước – không hệ thống điện tử nào cứu được người lái khi chạy tốc độ cao, khi chính hệ thống điện tử cũng không còn làm việc được nữa. Nên bình tĩnh giảm tốc độ trước khi tiếp cận vũng nước, lái từ tốn qua mới là thượng sách. Các bạn hãy hình dung tình huống: Xe đang xuống đèo nhanh, gặp phải đám sạt đất từ núi xuống làm mặt đường đầy bùn nhão. Khi đang trên đám bùn, đột nhiên xuất hiện tình huống khẩn cấp phải tránh súc vật? Bạn sẽ xử lý thế nào? Phanh khẩn cấp để xe đánh võng quăng đuôi? Lái gấp để đổi hưởng gấp? Với cả hai cách xử lý đó thì xe bay xuống vực là điều khó tránh, nếu không thì cũng phải cắm đầu vào vách núi… Phải chạy chậm từ xa các bạn a, chỉ ở tốc độ chậm ta mới có thể xử lý được bằng phanh và chuyển hướng của xe. Khi chạy trên bùn lầy thì phanh cũng phải nhấp nhả ( dù có hệ thống phanh điện tử ), lái cũng phải nhẹ nhàng, từ từ. Tuyệt đối không được chuyển hướng xe đột ngột. Nếu xe là 2 cầu mà không có chế độ tự động cài cầu thì người lái xe nên chủ động cài cầu khi chuẩn bị vào đường bùn trơn. Tuyệt đối không được lao xe nhanh để vượt qua vũng lầy.
Một số bạn có nêu ý kiến: Cần chạy đà trước khi vượt qua vũng bùn nước. Riêng tôi, tôi không tán thành cách lái xe như vậy. Thật là mạo hiểm chạy tốc độ lớn để vượt qua vũng bùn khi không biết ở dưới vũng bùn nước đó có gì? Nếu như dưới đó có đá hộc, có hố sâu thì sẽ thế nào nhỉ? Nếu như bùn trơn làm mất lái thì sẽ ra sao? Ở giải Vô lăng vàng 2009, tôi thấy một số bạn cũng chạy đà với gầm rú, nhưng nào có gì hơn những xe khác không chạy đà? Chính cái xe của Kar mở màn của cái gọi là chạy đà nhưng lại bị láng ra xa thêm về bên phải, trong khi lẽ ra phải lái xe về bên trái. Tôi đã để ý: Càng chạy đà lớn càng sa lầy nặng, càng chệch hướng lái. Đấy là đường quen, không có đá hộc ẩn dưới lớp bùn. Nếu là đường lạ bùn lầy thì sẽ ra sao khi chạy đà? Tôi đã từng chinh chiến trên mọi địa hình, đèo dốc, bùn lầy, hố sâu, vượt suối, vượt đá quả thị, vượt bãi cát, vượt cánh đồng…– chưa bao giờ tôi chạy đà vượt bùn lầy, thực sự là không nên. Trong nhiều trường hợp, tôi đã cài khóa visai trung tâm, chuyển cần số ở hộp số phụ về vị trí chạy chậm là ổn. Đã không ít lần tôi phải kéo xe inova, xe Everest vượt lầy bằng Prado cài tốc độ chậm. Lái xe từ tốn có cân nhắc điều kiện cụ thể của địa hình mới là thượng sách.

Nhiều người lái không có thói quen nhìn xa để lường trước tình huống. Lường được tình huống càng sớm ta càng có thời gian để suy tính, để chuẩn bị đối phó. Nếu cần, có thể phải dừng xe trước vũng lầy đủ xa để tính trước. Đến quá gần nhiều khi bị rơi vào tình cảnh Tiến thoái lưỡng nan. Nếu chỉ có một xe thì sẽ ra sao khi đường vắng?

Xe đang xuống dốc mà bị chết máy.

Xe đang xuống dốc mà bị chết máy, hệ thống trợ lực phanh cũng teo luôn, khi đó phanh chân không còn ăn như lúc xe nổ máy nữa. Gặp phải trường hợp này người lái nên bình tĩnh phanh chân và kéo thêm phanh tay bổ trợ, cố gắng tìm cách lái xe tạt vào bên đường để dừng lại. Nếu cần thiết thì có thể phải hy sinh con xe thân yêu bằng cách gạt cần số xuống thấp hơn nữa ( việc làm này có thể gây hư hỏng hộp số trầm trọng), hoặc bất đắc dĩ mà tạt đầu vào đâu đấy để xe bị đâm mà dừng lại.

Nếu dốc không nguy hiểm, không cao, không quanh co, xe cũng chỉ chạy do quán tính ở tốc độ chậm, an toàn có thể kiểm soát được bằng phanh, thì ta có thể khởi động lại xe ngay khi xe đang trôi xuống dốc mà bị chết máy, khi đó bạn vẫn phải đạp phanh như tôi vừa nói ở trên và gạt cần số về vị trí N rồi cố gắng khởi động lại động cơ. Việc làm này nói thì dài dòng nhưng phải được thực thi nhanh chóng để nhanh nhất có thể lấy lại tình thế an toàn. Khi xe chết máy thì hệ thống trợ lực phanh cũng mất luôn nên phanh sẽ không còn ăn nữa dù có kéo thêm phanh tay. Sở dĩ tôi nói phải gạt cần số về vị trí N vì: chỉ ở vị trí N và P thì xe mới có thể khởi động nổ máy. Khi xe đang xuống dốc mà bạn gạt cần số về vị trí P là hành động tự sát, chết là khó thoát. Chỉ khi xe dừng hoàn toàn mới được phép gạt cần số về vị trí P. Như vậy chỉ có một sự lựa chọn duy nhất để có thể khởi động lại động cơ khi xe đang chạy là gạt cần số về vị trí N. Ở vị trí N xe sẽ trôi xuống dốc theo quán tính vì không còn có thể phanh động cơ nữa vì thế các thao tác mà tôi vừa nói phải làm thật nhanh. Việc khởi động lại động cơ mà tôi vừa nêu trên chỉ được thực hiện khi xe đang chạy chậm do quán tính trên đường độ dốc ít, không nguy hiểm, không quanh co và có thể dùng phanh để hãm xe dừng hẳn mà thôi. Tuyệt đối không áp dụng cho trường hợp xe đang chạy với quán tính lớn khi xuống dốc, vì khi ta chuyển cần số về vị trí N để khởi động lại thì xe không còn được phanh động cơ nữa, như thế xe lại càng lao nhanh hơn. Các bạn, tuyệt đối không lạm dụng phương pháp khởi động lại động cơ khi xe đang xuống dốc mà bị chết máy. Tìm cách phanh và dừng xe mới là thượng sách, rồi sau đó ung dung khởi động lại động cơ. Tóm lại: phương pháp khởi động lại động cơ khi xe đang chạy trên đường chỉ dành cho những người lái có bản lĩnh, có kinh nghiệm, nhuần nhuyễn thao tác kỹ thuật mà thôi, không bao giờ dành cho người mới lái.


Xe đang xuống dốc bị mất phanh.

Đây có lẽ là trường hợp nan giải nhất. Khi gặp phải tình huống không may này, lái xe cần hết sức bình tĩnh để tìm cách giải quyết. Nhanh chóng quan sát xa phía trước để tìm đường cứu hộ. Ngay lập tức kéo phanh tay tối đa. Vẫn phải đạp chân phanh dù phanh không ăn nữa, việc làm này nhằm vớt vát nỗ lực có thể phanh nhỏ nhất và để kích hoạt hệ thống điện tử hỗ trợ phanh và ổn định cân băng điện tử. Giữ nguyên số xe đang chạy, thậm chí còn phải về số thấp hơn nữa để tận dụng phanh động cơ. Không được tắt động cơ, vì nếu tắt động cơ thì hệ thống điện tử hỗ trợ lái và phanh cũng không làm việc nữa, hệ thống cân bằng điện tử là rất quan trọng và nó chỉ làm việc khi động cơ làm việc. Hãm được xe trong tình huống này rồi lái dần vào vệ đường là điều may mắn hy hữu, nếu không hãm được thì phải tìm cách về số thấp hơn nữa ( tuy biết rằng có thể làm hỏng hộp số, nhưng tính mạng người là quan trọng hơn ), nếu hết cách thì có lẽ phải hy sinh con xe, cho xe tạt vào đâu đấy để nhờ chướng ngại mà dừng được xe.
Trong bất kỳ tình huống nào xảy ra cũng đều cần đến sự bình tĩnh sáng suốt của người lái để nhanh chóng tìm ra lối thoát. Những lúc bị lâm vào tình huống nguy hiểm mới thấy hết được sự quan trọng của kỹ thuật lái xe. Có kỹ thuật cơ bản tốt, nhưng còn phải thể hiện kỹ thuật đó thật nhuần nhuyễn mới được. Nếu chỉ nắm một mớ lý thuyết thì khi gặp nguy sẽ lúng túng chẳng biết xử lý ra sao.

Tại sao lúc rỗi chúng ta không đưa xe ra đường, đặt giả thiết những tình huống có thể xảy ra rồi theo lý thuyết mà luyện tập? Tôi vẫn thấy có khối người lái xe phải nhìn cần số và bảng Taplo khi chuyển cần số đấy. Lái như thế thì làm sao đủ bản lĩnh xử lý tình huống khẩn cấp?

Cũng không ít lái xe chạy đường miền núi mà luôn cắt cua, phanh gấp khi đã tới sát cua. Tiết kiệm được bao nhiêu thời gian khi cắt cua, khi đặt mình vào tình huống nguy hiểm nếu đột nhiên xuất hiện xe ở chiều ngược lại, khuất tầm nhìn? Tại sao không giảm tốc độ từ xa trước khi vào cua để tránh mất lái khi phải phanh gấp ở sát góc cua? Tại sao không đi trên phần đường của mình theo luật giao thông để giữ an toàn cho chính mình và người khác cùng tham gia giao thông?... Câu hỏi tại sao thì có nhiều, để xử lý chỉ cần người lái có đủ kỹ thuật và ý thức tuân thủ luật giao thông.

Xe đang chạy mà bị đột ngột òa ga ( ga đột ngột tăng cao không do người lái đạp ga ).

Đây là trường hợp hiếm thấy nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi xe bị òa ga, tiếng máy đột ngột gầm to cùng với vòng tua của động cơ và tốc độ của xe tăng cao đột ngột, khi đó chân ga không còn tác dụng nữa dù người lái có bỏ hẳn chân ra khỏi bàn đạp ga. Xe lao lên với tốc độ ngoài tầm kiểm soát. Gặp phải trường hợp này người lái xe phải bình tĩnh phanh chân, gạt cần số về vị trí N, ghì phanh tay, rồi nhanh chóng tìm cách lái xe vào vệ đường để dừng hẳn. Phanh thì dễ hiểu rồi, nhưng tại sao lại phải gạt cần số về vị trí N? Nếu lúc đó ta tắt máy thì xe cũng mất luôn trợ lực phanh, vì vậy tuyệt đối không được tắt máy. Nếu gạt cần số về vị trí P thì nguy cơ lộn vài vòng của người cùng xe là khó thoát, hỏng hoàn toàn hộp số nhưng cũng không cứu được người. Gạt cần số về vị trí R thì cũng là hành động tự sát vậy. Khi ta gạt cần số về vị trí N, xe được cắt khỏi lực kéo nên chỉ trôi đi theo quán tính, do xe vẫn nổ máy nên hệ thống trợ lực phanh vẫn làm việc giúp ta phanh được xe, mặt khác do xe vẫn nổ máy nên hệ thống cân bằng điện tử và hỗ trợ phanh điện tử vẫn làm việc vì vậy xe vẫn kiểm soát được hướng lái khi cần phanh gấp.
Các bạn, ngay từ đầu nên luyện cách vào xe thế nào cho đẹp, tránh trường hợp chân nọ tranh chân kia, lên xe mà như chui vào xe làm mất cái oai cái sang của người lái. Mở cửa xe bằng tay trái, lên xe từ tốn, không để vấp chân vào bậc cửa, làm sao để thể hiện được nét “sang” trong thao tác đó. Xuống xe cũng thế, có người xuống xe mà bị hụt chân làm người xiêu vẹo trông thật thảm thương.
Lên xe là đóng cửa và ấn chốt an toàn ngay.

- Bắt đầu chỉnh nghế: Việc đầu tiên là chỉnh độ xa của nghế. Đối với xe số sàn thì phải chỉnh tầm nghế để làm sao cho khi đạp Côn hết tầm thi chân vẫn còn chùng một tí, nếu chùng nhiều thì sẽ bị ngồi quá gần vô lăng mà lái thiếu cơ động, nếu để nghế ngồi quá xa có thể đạp Côn không hết hành trình làm Côn cắt không hết. Tiếp tới chỉnh độ nghiêng tựa lưng của nghế, cố gắng chỉnh sao cho khi ta sát lưng vào nghế và duỗi thẳng tay trái, đặt thẳng bàn tay lên đỉnh vô lăng thì cườm tay vừa chạm đỉnh vô lăng. Với cách chỉnh nghế và tư thế ngồi như vậy sẽ giúp người lái vừa cắt côn đúng kỹ thuật, vừa ngồi thoải mái, tay quay volang cũng nhẹ nhàng đủ lực, đủ vòng. Các bạn mới lái xe thường do chưa quen mà căng thẳng nên hay ngồi sát vô lăng. Ngồi như thế trông thật gò bó, mới nhìn là biết ngay là mới học lái xe. Có người ngồi thẳng đơ lưng, lại có người ngồi như ngả ra trên lưng nghế. Cả hai cách ngồi đó đều không đẹp và không thuận lợi khi lái khẩn cấp. Chỉ nên chỉnh nghế để tựa lưng nghiêng vừa phải. Cách ngồi đẹp và đúng giúp lái xe thao tác tốt, lái được đường dài mà không mệt, người khác trông cũng thấy đẹp, khách ngồi trên xe cảm thấy yên tâm mà tấm tắc khen trong lòng.
Những xe có thể chỉnh được nghế theo nhiều hướng, hoặc Volang cũng có thể gật gù, thò thụt thì càng giúp lái xe dễ tìm cho mình vị trí lái đẹp nhất và thao tác thoải mái nhất rồi lưu lại vị trí ngồi vào bộ nhớ ưu tiên.
Đối với xe AT thì người lái không còn phải bận tâm đến chân côn, chỉ việc để chân trái lên bàn nghỉ. Cách chỉnh nghế cũng như vô lăng như tôi nói ở trên.

- Thế tay trên vô lăng. Tay trái cầm ở vị trí số 10, ngón tay cái duỗi thẳng trên mặt dọc theo vành volang, các ngón khác khom lại theo vành của volang. Tay phải đặt ở vị trí số 3, ngón tay cái cũng duỗi thẳng trên mặt của vành volang, các ngón tay khác khom lại theo vành volang. Do cách cầm volang như vậy nên khi cần xoa tay trên volang thì ngón tay cái không bị vướng vào nan hoa của vành vô lăng. Tư thế cầm volang 10+3 là tư thế lái cơ bản. Khi lái một tay trái thì tay trái vẫn cầm ở vị trí số 10. Khi lái một tay bằng tay phải thì tay phải đặt ở vị trí số 2, cách phân bổ ngón tay vẫn giống khi cầm tay trái ở vị trí số 3.

Một số người có thói quen khi lái xe là cầm vô lăng ở số 6, 7, 5…Ở những vị trí này người lái không thể nào quay volang nhẹ nhàng và linh hoạt được. Bình thường thì không sao, nhưng khi gặp phải tình huống khẩn cấp thì sẽ biết nhau ngay, oan gia gặp phải chuyện buồn là điều khó tránh. Lại có người lái một tay mà lại đặt bàn tay duy nhất trên vô lăng ở vị trí số 6 – thật là điếc không sợ súng, chẳng có kỹ thuật nào, chẳng có bài vở nào, chẳng có thầy dạy lái nào khuyến cáo lái xe như thế cả.

Về cơ bản là phải lái bằng hai tay, đặc biệt khi lái xe trên đường miền núi. Lái một tay chỉ nên khi đường thoáng, tầm nhìn xa, ít có thể xuất hiện tình huống khẩn cấp – lúc đó ta có thể thư giãn tí chút bằng việc lái một tay. Tuy là lái một tay nhưng tay vẫn nên đặt ở vị trí cơ bản là số 10 hoặc số 2 ( khi lái một tay bằng tay phải ).

Khi cần lái sang trái thì tay phải vuốt sang bên trái, tay trái kéo xuống. Khi cần lái xe sang bên phải thì tay trái vuốt sang bên phải, tay phải kéo xuống. Khi cần lái có góc lớn thì bắt chéo tay để lái. Nhịp nhàng chuyển tay phía dưới đưa lên đỉnh volang. Lúc trả vô lăng để lấy lại hướng lái thì làm ngược lại.

Kỹ thuật bắt chéo tay lái không nên lạm dụng nhiều, chỉ dùng khi chuyển hướng lái gấp, vòng quay hẹp. Không thực sự cần thiết thì không bắt chéo tay để lái, vì trong nhiều trường hợp khi bắt chéo tay để lái thì tay nọ có thể khóa tay kia, cả hai tay bị sử dụng mà thiếu đi một tay dự phòng khi cần phanh tay bổ trợ. Góc cua gấp, bán kính bé thì mới phải dùng kỹ thuật bắt chéo tay.

Một số bạn có thói quen thả tay lái để volang tự quay trả lại. Đây là việc làm không đúng kỹ thuật. Không phải lúc nào volang cũng tự quay trả như ý ta muốn, đặc biệt nếu xe vận hành trên đường chất lượng kém, đường có đá dăm, đường cấp phối, đặc biệt là đường miền núi, cua gấp. Tôi không bao giờ thả tay cho volang tự quay. Không có gì bằng người lái chủ động tay lái, lúc nào cũng hướng được xe đi theo ý muốn của mình. Các bạn đã bao giờ gặp phải tình huống đi đường miền núi, đường đá dăm mà lại cua tay áo, khi xe nghiến phải một cạnh bên của cục đá, xe có thế lắc nghiêng và vằng tay lái, nếu khi đó ta bỏ tay lái để mong volang tự quay thì sẽ thế nào nhỉ??? Tôi không dám nói tiếp nữa trong tình huống đó…

Quay volang như thế nào là đủ là đúng lúc để có thể chuyển hướng xe theo ý muốn – đây chính là Cảm giác lái. Muốn có được cảm giác lái thì người lái xe phải luyện, chỉ có luyện mới có được sự tinh tế này. Ở đây cũng thể hiện sự khéo léo của người lái xe. Tiến đã phải luyện, lùi xe lại càng phải luyện nhiều hơn. Cách luyện tốt nhất là kẻ hình ziczac mà lái theo, thu hẹp dần độ rộng đường ziczac là cách tốt nhất. Bạn có thể thử tay lái của mình để xem sự khéo léo và cảm giác lái như sau: Xếp cọc tiêu cao ngang với hai gương chiếu hậu ( ở hai bên thành xe trước người lái), hai cọc hai bên, mỗi cọc cách mép ngoài gương chỉ 10 cm. Phóng xe qua với tốc độ khoảng 40 km/g, cọc tiêu có chạm gương không? Phải luyện rất nhiều mới có thể tự tin để lái được như thế. Khái niệm cảm giác lái còn phải đi đôi với tốc độ nữa. Có thể bạn lái qua được bài test với tốc độ chậm, nhưng không qua được với tốc độ nhanh hơn. Hãy luyện cảm giác lái bắt đầu bằng tốc độ chậm rồi nâng dần lên. Cảm giác lái tốt là cảm giác tốt với khoảng cách cộng với tốc độ. Cũng một đoạn đường mà có người lái chậm như rùa bò, trong khi đó lại có người nhẹ nhàng nhanh chóng vượt qua. Tất nhiên ta cũng còn một số yếu tố khác ảnh hưởng tới cảm giác lái như: chủng loại, đẳng cấp của xe…, nhưng ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến kỹ thuật cơ bản mà người lái cần phải trao dồi. Các bạn, không vặn người khi quay volang, chỉ dùng tay mà thôi.

Cảm giác lái tốt cho phép người lái điều khiển xe dễ dàng trong địa hình chật hẹp, đi đường miền núi lắm Cua tay áo vẫn lái được dẻo, xe không bị gật gù. Phải lái làm sao để người đi sau nhìn lên thấy xe của bạn chạy ôm cua dẻo, lả lướt mà vẫn bám sát vạch phân cách, không lấn sang phần đường ngược lại. Được xe đi sau nhìn mà khen thì mới thực sự đáng tự hào.

Dừng thư giãn tí chút các bạn, tôi kể cho các bạn nghe 2 tình huống khẩn cấp mà tôi đã từng gặp phải trên đường ra Móng Cái 6 năm trước. Các bạn hẳn cũng biết rõ đường từ Tiên Yên đến Móng Cái hồi chưa được cải tạo là thế nào. Thôi thì đủ loại xe đại xa lấn đường chém cua, xe máy chở hàng lậu thì phóng bạt mạng, tạt đầu, vượt ẩu là chuyện thường tình. Qua Tiên yên được một lúc thì đến đoạn đường hẹp, bên trái có hàng cây. Tôi và một xe tải ngược chiều từ móng cái về đang chuẩn bị tránh nhau, khi xe của tôi và xe tải ngược chiều đến sát đầu xe của nhau thì đột nhiên xuất hiện một chú xe máy lao lên để vượt xe tải cùng chiều, nhìn thấy xe của tôi thì chú xe máy lung túng không thể nào xử lý được nữa nên xe máy cứ lao thẳng. Như vậy: cái xe máy đang đối đầu xe của tôi trong khoảng cách quá gần. Tôi lập tức đánh tay lái tránh khẩn cấp sang bên phải rồi đánh khẩn cấp quay trở lại. Nếu chậm trong tích tắc thì chú xe máy có lẽ đã thành bã, hoặc tôi chậm trong tích tắc để quay ngoắt đầu xe trở lại thì xe của tôi đã bị đâm vào hàng cây bên đường. Tôi đã thực hiện một cua gấp khủng khiếp, vòng cua không thể bé hơn, thời gian tính bằng phần trăm giây để ôm trọn lấy cái xe máy, cái xe máy đã lọt thỏm trong vòng cua của xe tôi, còn cái xe tải thì án ngữ ở vị trí đáy của vòng của. Thưa các bạn, Sự việc sẽ ra sao nếu lúc đó tôi lái một tay, sẽ ra sao nếu tôi phản ứng chậm trong phần trăm giây? Trong tích tắc đó tôi chỉ biết trông chờ vào chính mình. Chưa hết, chỉ khoảng 30 phút sau tôi lại gặp phải tình huống tương tự, nhưng lúc này thì cái xe máy được thay thế bằng một cái oto. Cái otô thư 3 đó vượt lên cái xe ngược chiều với xe tôi, khi xe của tôi chuẩn bị tránh xe tải. Rất may là tài xế cái xe thứ 3 đó tuy vượt ẩu nhưng phản xạ cũng rất nhanh đã cùng tôi tránh về hai phía mà thoát.

Hai tình huống khẩn cấp xảy ra trong vòng 30 phút làm cho mấy người bạn ngồi trong xe của tôi tái mặt, run lập cập. Tôi nghiệm ra là: chẳng ai có thể mạnh miệng mà cho rằng mình lái giỏi, lúc nào cũng học hỏi luyện tay nghề là hơn. Nhiều khi những tình huống quái ác là do khách quan bên ngoài gây ra như là thử bản lĩnh của người lái xe vậy.

- Bóp còi.

Thưa các bạn, chúng ta đang nói về văn hóa dùng còi vậy nên sử dụng còi sao cho hợp lý. Còi là để cảnh báo cho người và phương tiện tham gia giao thông, còi dùng để xin đường khi muốn vượt xe trước…Đã có nhiều bài viết về văn hóa dùng còi nên tôi sẽ không nói nhiều về việc sử dụng còi nữa mà chỉ nói về kỹ thuật bóp còi mà thôi.

Còi có thể được bóp bằng ngón tay cái của bàn tay phải, hoặc của bàn tay trái, của cả hai ngón tay cái của hai bàn tay, hoặc của cả bàn tay nào đó. Bóp như thế nào là còn tùy tình trạng cầm vô lăng và còn phụ thuộc vào thiết kế vị trí còi của từng xe. Tôi chỉ muốn nói thêm về khả năng bóp còi khác mà thôi. Tôi còn bóp còi bằng cườm của bàn tay hoặc khuỷu của tay phải hoặc trái khi đi đường miền núi, khi đó cả hai tay cầm vô lăng, có những tình huống nếu bóp bằng ngón tay cái, hoặc ấn bằng cả bàn tay là không nên vì không nên bỏ tay ra khỏi vô lăng. Đang vào cua tay áo mà gặp xe hoặc người, súc vật cản đường, nếu bóp còi theo kiểu thông thường thì tôi nghiệm ra là không phải thượng sách, chính vì vậy tôi đã tập ấn còi bằng cườm của bàn tay hoặc khuỷu của cánh tay. Nếu ta không tập cho thành thói quen dùng còi bằng nhiều cách khác nhau, nếu lúc nào cũng chỉ dùng ngón tay cái để ấn còi thì – vị trí bị ấn còi thường xuyên đó trên vô lăng sẽ bị mòn mà bóng loáng lên, trông thật khó coi, xấu xe…Nếu lúc nào cũng chỉ có một cách thì cũng có phần thiếu bay bướm trong thao tác, có nghiệp dư lắm chăng?


Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

TÌM HIỂU VỀ BẰNG LÁI XE Ô TÔ VÀ THI BẮNG LÁI Ô TÔ

TÌM HIỂU VỀ BẰNG LÁI XE Ô TÔ VÀ THI BẮNG LÁI OTO

Bằng lái xe là gì? Điều kiện học bằng lái xe ô tô như thế nào

Bằng lái xe là gì? Bằng lái xe, hay còn gọi là giấy phép lái xe một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

bằng lái xe B2

Bằng lái xe B2 là gì?

Bằng lái xe B2 là một loại giấy phép lái xe dùng cho lái xe không chuyên, điều khiển xe cơ giới du lịch loại dưới 9 chỗ ngồi, có thời hạn 10 năm. Bằng lái xe B2 được nhà nước quy định mở rộng từ bằng lái B1. B1 là giấy phép lái xe 4 bánh dến 9 chỗ ngồi luôn tài xế, và xe tải dưới 3500kg không kinh doanh, có thời hạn 5 năm. Còn bằng lái xe B2 có thời hạn là 10 năm (mười năm). Học viên hoàn toàn có thể học lái xe và thi luôn giấy phép lái xe B2 mà không cần phải thi qua bằng lái xe B1.

tìm hiểu bằng lái xe B2

Điều kiện để thi bằng lái xe B2?

Người đủ 18 tuổi trở lên, và dưới 60 tuổi được phép thi bằng lái xe B1 và B2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Như vậy điều kiện để thi bằng lái xe là phải có giấy khám sức khỏe phù hợp với loại xe điều khiển.

Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô?

CMND photo (không cần công chứng)
10 ảnh 3×4 (áo có cổ, nền xanh nước biển đậm)
Giấy khám sức khỏe
Hầu hết những giấy tờ có liên quan đến học và thi bằng lái xe, các cơ sở nhận hồ sơ hiện nay sẽ hỗ trợ và tư vấn đầy đủ đến khi học viên nhận được tấm bằng lái xe.

Quy trình học bằng lái xe ô tô

Sẽ có 2 kỳ thi cho học viên, thi chứng chỉ nghề tại trung tâm đào tạo lái xe, và thi sát hạch bằng lái xe do Sở giao thông công chính trực tiếp coi thi và chấm thi, sát hạch.

Thi chứng chỉ nghề: Hình thức thi này do trung tâm dạy lái xe tự tổ chức thi và chấm. Xe thi của Trung Tâm, giám khảo là giáo viên của trung tâm . Có hai môn thi là lý thuyết và thực hành lái xe trong sa hình. Chứng nhận của trung tâm cũng là hồ sơ không thể thiếu để được phép thi sát hạch tại Sở giao thông công chính.
Thi sát hạch cấp bằng: Hình thức thi này do Sở Giao thông công chính tổ chức thi và chấm. Xe thi là của trung tâm Đào tạo lái xe Sở LĐTBXH, có gắn chíp. Giám khảo là người của Sở. Có ba môn thi là là lý thuyết, thực hành lái xe trong sa hình và lái xe trên đường trường.
Môn thi thực hành lái xe trong sa hình được coi là môn thi … khó nhằn nhất khi thi sát hạch bằng lái xe.

THI LÝ THUYẾT

Thi lý thuyết là bài thi được thi theo theo hình thức trắc nghiệm trước khi thi thực hành, sử dụng máy tính. Có tất cả 405 câu hỏi và đáp án được cho trước khi ôn, bài thi có 30 câu được chọn ngẫu nhiên trong 405 câu đó, do vậy nếu thuộc cả 405 câu này thì coi như đỗ bài thi lý thuyết 100%.

thi lý thuyết bằng lái xe
Khi vào thi, sau khi người thi điền vào hạng (B1, B2, C, …), khoá học bằng lái xe B2 và số báo danh, máy tính sẽ lần lượt hiện 30 câu hỏi (rút trong bộ đề 405 câu). Mỗi câu hỏi sẽ có 2, 3 hoặc 4 phương án trả lời. Nếu thấy phương án nào đúng thì bạn dùng bàn phím nhập con số tương ứng với phương án đó, tức là đánh 1, hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4. Sau đó dùng phím mũi tên xuống để chuyển sang câu tiếp theo. Cứ thế cho đến hết 30 câu trong khoảng thời gian thi là 25 phút.
THI THỰC HÀNH:

Xuất phát
Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề-pa lên dốc)
Đi xe qua hàng đinh
Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)
Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)
Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
Tăng tốc, tăng số
Kết thúc
thi thực hành bằng lái xe ô tô hạng B2

Trong phần thi thực hành còn có những bài thi phụ là dừng xe nguy hiểm và cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông. Điểm thi thực hành sa hình phải đạt 80/100 mới qua được, bạn đỗ hay trượt thì xe thiết bị cũng báo cho bạn ngay luôn trên xe.

Thi bằng lái xe ô tô tại Hà Nội

hoc phi hoc lai xe

hotline tư vấn, hỗ trợ: 091.487.9369

THI ĐƯỜNG TRƯỜNG
Là phần thi cuối cùng của thi sát hạch, đã qua được hai phân trên thì phần thi này coi như qua, chỉ mang tính thủ tục. Tuy nhiên vẫn có số ít người không đạt phần thi này. Giám khảo của Sở GTVT ngồi cạnh sẽ yêu cầu bạn các thao tác cơ bản của lái xe trên đoạn đường chừng vài trăm mét. Là phần thi dễ nhất, và thoải mái nhất khi bạn biết gần như chắc chắn mình sẽ có tấm bằng lái.
Về việc cấp bằng lái xe:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư số 15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT.

bằng lái xe B2

Đó là quy trình học và thi lái bằng lái xe. Tóm lại, khi đã ôn kỹ lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn, đối với một người bình thường thì việc để lấy được tấm bằng lái xe B2 không có gì khó. Tuy nhiên chủ quan lại là một sai lầm khiến bạn có thể “tạch” bài thi thực hành trong những thử thách khó như dừng trên dốc. Và hậu quả của sự chủ quan còn nguy hiểm hơn khi lái xe trên đường. Vì vậy hãy học thật chắc lý thuyết, lái xe thực hành thật nhuần nhuyễn để có thể tự tin lấy tấm bằng và tham gia giao thông một cách an toàn nhất.
Xin chúc các bạn lái xe an toàn !
Bài viết này sẽ trình bày những gì liên quan đến bằng lái xe ô tô, quy trình học và thi bằng lái xe ô tô. Loại bằng lái xe phổ biến nhất hiện này là bằng lái xe B2, những giấy phép lái xe khác như C, D… quy trình học lái xe và thi sát hạch cũng tương tự nhưng loại xe điều khiển và mức độ lý thuyết và thực hành khác, nhưng về cơ bản là gần như nhau.

thông tin về cấp GPLX

ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ QUÝ HỌC VIÊN ĐANG CẦN TÌM

+++ Qúy anh/chị đang cần tìm trường để học bằng lái xe ô tô, Mô tô tại Tp, Hồ Chí Minh; Thời gian nhanh gọn, thủ tục dễ dàng, Học phí trọn gói, Lịch thi nhanh và Thi đỗ 100%? khi đi học linh động thời gian vì phải đi làm giờ hành chính; bận rộn đón đưa con cái đi học.........?????

+++ Điều quan trọng nhất mà quý anh/ chị đang mong đợi và cần nhất là đi học đúng trường uy tín, chất lượng, Học tập và thi tại trường luôn, có sân học tập và sân thi chính quy của trường: không phải qua dịch vụ, qua cò dạy lái, qua 1 số cơ sở dịch vụ lừa đảo đăng ký học lái xe; qua 1 công ty môi giờ không chức năng đào tạo và tuyển sinh; nhận hồ sơ lấy tiền bỏ bê học viên; không được thi và còn tiền mất - mất thời gian của quý anh chị.

+++ Vì vậy anh chị nên lựa chọn đúng trường để học tập và thi cử; học tại trường và thi tại trường luôn anh chị nhé; có thẻ học viên; khóa học; khóa thi và quy trình đào tạo đẩy đủ anh chị nhé! ===>> Nên quý anh/chị hãy đến ngay với Trường sát hạch lái xe Đại Học An Ninh Nhân Dân - thuộc Bộ Công An để đăng ký học cho an toàn nhất, học tại Trường An Ninh và Thi tại Trường An Ninh luôn cho chắc chắn nhất, đảm bảo nhất, uy tín nhất: địa chỉ
Trường đào tạo và sát hạch lái xe Đại học An ninh Nhân dân hân hạnh mang đến cho Quý khách hàng; các Doanh nghiệp; Phụ huynh - Học viên cơ hội tham gia khóa học lái xe ô tô uy tín nhât Tp, Hồ Chí Minh. Với cơ sở vật chất hoàn toàn mới; chất Lượng đào tạo và tổ chức thi sát hạch lái xe lớn nhất Tp, Hồ Chí Minh hiện nay; Trường đào tạo và sát hạch lái xe Đại học An ninh Nhân dân chúng tôi luôn đứng đầu về khâu đào tạo và giảng dạy, với tỷ lệ thi đậu trên 95%; cao nhất tại Tp. Hồ chí Minh; với lưu lương trên 2000 học viên 1 khóa; Các khóa khai giảng học viên được học tập tốt; nhập học ngay khi đăng ký và thi cứ học tập tại Trường An Ninh luôn nên học viên nào khi thi sát hạch cũng thi đậu ngay lần đầu tiên; Khóa học bằng hạng B1, B2 và hạng C, Fc siêu tốc, Học phí học lái xe trọn gói cam kết không phát sinh thêm chi phí với các dịch vụ sau: - Học tập tại trường, thi tại Trường An Ninh luôn, chất lượng vượt trội, Xe học đời mới; Học phí trọn gói; Học thực hành nhiều giờ, uy tín nhất Tp, HCM hiện nay, đặc biệt hơn nữa Trường An Ninh còn có gói học không giới hạn thời gian; học thực hành thoải mái; được tự xếp lịch học lái xe theo ý mình, học lái xe thiết bị chấm thi sát hạch nhiều giờ. Trường sát hạch lái xe Đại học An ninh Nhân dân chúng tôi hân hoan chào đón tất cả các học viên đến Học lái xe tại trường chúng tôi

   Trường đào tạo và sát hạch lái xe Đại học An ninh Nhân dân hân hạnh mang đến cho Quý khách hàng; các Doanh nghiệp; Phụ huynh - Học viên cơ hội tham gia khóa học lái xe ô tô uy tín nhât Tp, Hồ Chí Minh. Với cơ sở vật chất hoàn toàn mới; chất Lượng đào tạo và tổ chức thi sát hạch lái xe lớn nhất Tp, Hồ Chí Minh hiện nay; Trường đào tạo và sát hạch lái xe Đại học An ninh Nhân dân chúng tôi luôn đứng đầu về khâu đào tạo và giảng dạy, với tỷ lệ thi đậu trên 95%; cao nhất tại Tp. Hồ chí Minh; với lưu lương trên 2000 học viên 1 khóa; Các khóa khai giảng học viên được học tập tốt; nhập học ngay khi đăng ký và thi cứ học tập tại Trường An Ninh luôn nên học viên nào khi thi sát hạch cũng thi đậu ngay lần đầu tiên; Khóa học bằng hạng B1, B2 và hạng C, Fc siêu tốc, Học phí học lái xe trọn gói cam kết không phát sinh thêm chi phí với các dịch vụ sau:

- Học tập tại trường, thi tại Trường An Ninh luôn, chất lượng vượt trội, Xe học đời mới; Học phí trọn gói; Học thực hành nhiều giờ, uy tín nhất Tp, HCM hiện nay, đặc biệt hơn nữa Trường An Ninh còn có gói học không giới hạn thời gian; học thực hành thoải mái; được tự xếp lịch học lái xe theo ý mình, học lái xe thiết bị chấm thi sát hạch nhiều giờ. Trường sát hạch lái xe Đại học An ninh Nhân dân chúng tôi hân hoan chào đón tất cả các học viên đến Học lái xe tại trường chúng tôi; Trường An Ninh sẽ hỗ trợ hết mình cho học viên học tập và được hưởng đúng quyền lợi mà học viên đang cần và đang tìm trường để học lái xe; đào tạo chuẩn mực xứng đáng với đồng tiền mà Qúy anh/chị bỏ ra. Học phí học lái xe chuẩn theo quy định nhà nước; Lịch thi chuẩn mực theo các khóa đi báo cáo sở Giao thông vận tải; Học viên an tâm khi học lái xe tại Trường sát hạch lái xe An Ninh và Học

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Nguyên Tắc Giải Sa Hình Học Lái Xe

Nguyên Tắc Giải Sa Hình Bộ Đề 450 Câu Hỏi Học Lái Xe Ô Tô

Mục đích tối thượng của việc giải sa hình là làm sao giải quyết cho các xe thoát khỏi giao lộ một cách nhanh nhất, việc giải sa hình giống như làm toán vậy, cần sự logic rất cao, chúng ta không thể nhớ được hết toàn bộ các đáp số trong 1 quyến sách Bài tập và cũng như vậy với hàng trăm câu hỏi về Sa Hình. Tuy nhiên mọi việc rất đơn giản nếu ta nắm vững các nguyên tắc sau đây:

1. Các xe đã vào giao lộ:

Các xe được coi là vào giao lộ khi bánh trước đã vượt qua vạch trắng của người đi bộ ngang đường, dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì phương tiện đã vô giao lộ đều được ưu tiên đi trước nhất.
Tại sa hình bên dưới mặc dù có xe cứu thương nhưng xe lam đã qua giao lộ, nên xe lam vẫn được ưu tiên đi trước.


2. Xe ưu tiên:

Thứ tự các xe ưu tiên như sau: Cứu Hỏa -> Quân Sự -> Công An -> Cứu Thương
Các bạn có lẽ thắc mắc vì sao Cứu thương lại được sắp xếp thứ 4 sau cùng? Vì tính mạng, sự an toàn của một đất nước ( xe Quân sự) hoặc sự an toàn, ổn định của một tập thể, một khu vực ( Công an) được sắp trên sự mất mát, an toàn của một cá nhân ( Cứu thương).

Tại sa hình bên cạnh: có 4 xe trong đó có 1 xe công an ->chắc chắn đây sẽ là xe được đi đầu tiên.
Ngoài 4 xe ưu tiên kể trên còn có các loại xe được ưu tiên khác như xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật nhưng do không xuất hiện trong các câu hỏi về Sa hình nên tôi không đề cập đến.

3. Đường ưu tiên:

Hiển nhiên các xe nằm trên đường không ưu tiên phải nhường đường cho người nằm trên đường ưu tiên, và cần căn cứ vào biển báo “ Giao nhau với đường ưu tiên” mà bên trên đã đề cập. Mọi xe khi phía trước mặt là tấm biển báo “ hình tam giác ngược” nói ở trên thì đều mặc nhiên nằm trên đường không ưu tiên.


Trong sa hình này trước mặt xe con là một tấm biển báo hình tam giác ngược – mặc dù không thể thấy nội dung bên trong nhưng ta khẳng định được nội dung của biển “Giao nhau với đường ưu tiên” -> xe ô tô con nằm trên đường không ưu tiên -> phải nhường cho xe mô tô.

4: Hướng không có xe:

Vì Việt Nam di chuyển theo phía bên phải -> tay lái thuận ( khác biệt với vài nước đi về bên trái – tay lái nghịch như Nhật Bản, Anh…) nên quyền ưu tiên hướng không có xe được quy định như sau:

Tại ngã 4 giao lộ: Quyền ưu tiên thuộc về xe nào mà hướng đường bên TAY PHẢI  không có xe.

Như sa hình bên do không có xe qua giao lộ, không có xe ưu tiên, không có đường ưu tiên -> nhưng  hướng bên tay phải của xe mô tô không có xe nên được ưu tiên đi trước, sau đó tới xe lam và xe tải đi cuối cùng.

Tại vòng xoay, vòng xuyến: Quyền ưu tiên thuộc về xe nào mà hướng đường bên TAY TRÁI của nó trống - không có xe.



Tại sa hình bên cạnh, các xe đã vô vòng xoay, hướng bên tay trái của xe tải không có xe -> xe tải được ưu tiên đi trước.

5: Hướng rẽ ưu tiên:

Xe rẽ phải đi đầu tiên, sau đó là xe đi thẳng và cuối cùng là xe rẽ bên trái 


Ví dụ tại sa hình bên cạnh, xe con rẽ phải đi đầu tiên, tiếp sau tới xe của bạn vì đi thẳng và cuối cùng là xe mô tô rẽ trái.


• Lưu ý với các học viên là các nguyên tắc giải sa hình đã được sắp xếp từ cao xuống thấp, nguyên tắc quan trọng, cần thiết được liệt kê phía trên và giảm dần về bên dưới, các nguyên tắc bên dưới chỉ sử dụng khi không thể sử dụng nguyên tắc bên trên mà thôi.

• Ví dụ cách giải sa hình phối hợp nhiều nguyên tắc

1. Có xe vô giao lộ hay không? Không
2. Có xe ưu tiên hay không? Có -> vậy xe ưu tiên (công an) đi đầu tiên.
3. Có đường ưu tiên không? Có, vậy xe nào nằm trên đường ưu tiên đi tiếp sau - ở đây là xe tải.
4. Bây giờ còn xe khách và xe con, bắt đầu thấy rắc rối rồi đúng không các bạn học viên? Lưu ý là lúc này xe công an và tải đã đi rồi – xuất hiện nguyên tắc thứ 4 – hướng bên phải của xe khách trống -> xe khách đi trước xe con.
Vậy đáp án hoàn thiện cho câu hỏi : Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng nguyên tắc giao thông? Sẽ là “ Xe công an, xe tải, xe khách, xe con”.



Chúc các học viên học và thi đạt kết quả tốt nhất.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Tâm Dạy Lái Xe Trường An.
Chương trình phổ biến kiến thức cơ bản cho các học viên đang và có dự định sẽ tham gia các khoá học lái xe ô tô, học bằng lái xe B2, thi bằng lái xe máy a1, thi bằng lái moto a2.
Dạy lái xe ô tô Trường An hân hạnh mang đến cho các bạn những kiên thức cơ bản trong quá trình học bằng lái xe B2 của mình. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến lợi ích cho tất cả học viên.
Mong các học viên thấy Nguyên tắc giải Sa hình 450 câu lý thuyết học lái xe ô tô hữu ích, vui lòng SHARE và LIKE website để truyền tải nhiều hơn tới những học viên khác như một hình thức ủng hộ nhà trường.